Giảng cố sự – Lão Cửu Môn – Tự

Giảng cố sự – Lão Cửu Môn – Tự

Tác giả: Nam Phái Tam Thúc

Edit: Thanh Phong Ngân Nguyệt

[Kể chuyện cũ – Lão Cửu Môn – Mở đầu]

[…Trong biển cát, “công trình vĩ đại nhất” được Trương Khải Sơn giám sát xây dựng đã chôn giấu bí mật lớn nhất thế kỷ này. Mọi người đều đang vật lộn trong dòng chảy cuồn cuộn của số phận, cuối cùng lại đan kết vào nhau. Ngô Tà cũng giống như một nút thắt không thể cởi bỏ, sau cùng đã thấy được toàn bộ chung cực thế giới

Rất nhiều người nói chuyện xưa Đạo mộ bút ký đã kết thúc, đối với tôi mà nói, đây mới chỉ là khởi đầu….]

cf966be420881414c2f4f3e45b20b6ee.jpeg

Ông cụ năm đó sống bên sông vẫn còn nhớ rõ, ngày thứ 43 trước tiết lập xuân, có một mảng máu trôi dạt vào bờ Trường Giang, đó là do máu lẫn với mỡ bị nước sông lạnh làm đông tụ, bám vào sát đê sông, có thời gian mấy tháng liền, ở góc tường của ngôi miếu cháy dở có một tấm bảng rách nát đề Một trăm văn tiền giết một người. Ở một góc xà trụ mái hiên treo từng chuỗi từng chuỗi, đủ một trăm văn tiền, bên trên dán giấy vàng viết tên và địa chỉ.

Nhưng mà tên ăn mày giết người thu tiền kia lại không thấy bóng dáng, có người nói đã bị cảnh sát bắt đi tiền tuyến, có người nói hắn diệt xong bang Hoàng Qùy thì cũng chết trong mưa tuyết, lại có người nói, hắn đến Trường Sa, có kẻ đưa ra một nén vàng lớn, thuê hắn đến Trường Sa giết một người.

Những chuyện này của Trần Bì A Tứ, sau giải phóng ở Trường Sa cũng có người nhắc tới, chính như Hỉ Thất nói, Trần Bì giết chết pháo đầu xong đã không còn là Trần Bì ngày trước, hắn đã hiểu được giá trị của mình.

Có lời đồn đại khác nữa, bảy năm trước trận đại dịch ở Trường Sa, Hồng phủ trong Lão Cửu Môn Trường Sa đã thu một nam đồ đệ, tiểu tử kia khi đó ngồi trên phi diêm (mái ngói cong) trong Hồng phủ, nói với Nhị Nguyệt Hồng đang cắt tỉa ba đóa hoa hồng: “Ngươi chính là người lợi hại nhất Trường Sa?”

Nhị Nguyệt Hồng chuyển mắt nhìn nó một cái, đáp: “Tiểu quỷ nói sai rồi, Trường Sa hung nhất họ Trương.”

“Lát nữa sẽ tìm hắn.” Lời còn chưa dứt, một cái cửu trảo câu trong nháy mắt vọt tới trước mặt Nhị Nguyệt Hồng, giương rộng như vuốt quỷ.

Nhị Nguyệt Hồng giơ tay lên nhẹ nhàng vỗ một cái, tốc độ của cửu trảo câu cực nhanh nhưng tay của hắn dường như là chậm rãi chụp lấy, giống như chụp lấy đóa hoa bay giữa trời.

Trong nháy mắt đó, chỉ có tiểu tử trên mái hiên kia mới có thể thấy, lực chú ý của Nhị Nguyệt Hồng không ở trên người nó, mà là nhìn loại vũ khí này vởi vẻ mặt tò mò, ngón tay thuận thế chuyển động, chín móng vuốt mở bung ra, chốt tiến lùi một chút, cửu trảo câu trong tay Nhị Nguyệt Hồng đã giống như cánh hoa héo rũ rơi rụng lả tả.

Có người nói tiểu tử không coi ai ra gì này cũng có tên là Trần Bì. Về sau trở thành đồ đệ duy nhất đến từ phương nam trong Hồng Phủ, chuyện cũ kể lại đầy mùi võ hiệp này cũng đến từ chính dân gian trong thành Trường Sa, cách nay đã quá lâu nên không thể khảo chứng tính chân thực được nữa.

Thực tế nghĩ đến, Nhị Nguyệt Hồng và Trần Bì ngày đầu gặp gỡ, thu nhận có lẽ không phải như vậy, chưa nói đến thời gian có chính xác hay không, chuyện kể truyền lại cũng thường thêm vào rất nhiều màu sắc lãng mạn, căn cứ vào tập quán của Cửu Môn, có kẻ nào dám đạp lên mái ngói trong nội viện như Trần Bì hẳn là không thể còn sống trở ra. Trong này hẳn là còn rất nhiều chuyện bí ẩn, đến nay không thể truy xét, chỉ có thể tưởng tượng.

Chuyện xưa này trong Lão Cửu Môn đã quá lâu khó mà phân biệt, điểm bất đồng so với những gì người bình thường trải qua nói đại thể chính là sự lãng mạn. Bởi vậy có thể thấy được con người luôn cần lãng mạn. Được truyền miệng từ các ông cụ bà cụ, góc cạnh lịch sử của chuyện năm xưa đều đã bị mềm mại hóa, giống như sô pha lông dê ấm áp dưới đèn neon thích hợp ngồi đọc sách trong tiết đông vừa chớm mà không thể ngồi hát những khúc ca sục sôi máu lửa.

Khi Ngô Tà ở vùng nông thôn Phúc Kiến, cùng Trương Hải Khách lần giở tộc phổ Trương gia, chia nhau nghe ngóng các loại chuyện xưa Cửu Môn, đã từng rất chú tâm đến hai cái tên Trương Khởi Linh và Trương Khải Sơn, hai cái tên làm cho người ta miên man bất định. Bọn họ đã từng gặp nhau, trong dòng sinh mệnh đằng đẵng của Trương gia, vì sao Trương Khải Sơn lựa chọn chết đi như một người bình thường mà Trương Khởi Linh lại không thể không sống đến vạn cổ hồng hoang. Bọn họ nếu có lúc ngắn ngủi nào đó cùng xuất hiện thì họ sẽ nói với nhau điều gì?

Trong biển cát, “công trình vĩ đại nhất” được Trương Khải Sơn giám sát xây dựng đã chôn giấu bí mật lớn nhất thế kỷ này. Mọi người đều đang vật lộn trong dòng chảy cuồn cuộn của số phận, cuối cùng lại đan kết vào nhau. Ngô Tà cũng giống như một nút thắt không thể cởi bỏ, sau cùng đã thấy được toàn bộ chung cực thế giới.

Rất nhiều người nói chuyện xưa Đạo mộ bút ký đã kết thúc, đối với tôi mà nói, đây mới chỉ là khởi đầu.

P/S: Phần trên viết làm lời dẫn, Lão Cửu Môn còn tiếp tục vài quyển nữa.

Tạm đặt tên là Trường Sa quỷ xa, Khách sạn Tân Nguyệt, Tỏa thi vẫn, Hắc Miêu cổ trại, quỷ hồ Động Đình.

Mọi người đại khái cũng đã xem qua nội dung phim truyền hình, thực tế nội dung tiểu thuyết sẽ có khác biệt rất lớn. Phim truyền hình không thể biểu hiện ra bởi vấn đề sản xuất không có cách nào xuất hiện cây cầu gãy (kiều đoạn?), cũng sẽ thể hiện.

Đã lâu không viết, bút pháp đổi mới, cũng xin mọi người thứ lỗi. Tiểu thuyết viết tiếp cũng không thể đẩm bảo mỗi chương đều ở trạng thái tốt. Đọc truyện miễn phí, hi vọng mọi người tích cực chia sẻ và nhấn like để cổ vũ. Cảm ơn mọi người.

Thiên này hơi ngắn, sau sẽ viết một tiết mục ngắn để bù số lượng từ.

Posted on 06.11.2016, in Lão Cửu Môn and tagged , , . Bookmark the permalink. 4 bình luận.

  1. Tiểu nhàn vân

    Thính mới nha, đớp a đớp (‾▿‾~ )

    Đã thích bởi 1 người

  2. thấy Lão Ba chịu viết lại có cái để hóng rồi, thanks chủ nhà đã trans ❤ ❤
    Ước gì viết về thiết tam giác, lâu rồi không có bài mới về mấy người bạn họ

    Thích

Bình luận về bài viết này